Vải thun lạnh (Cold spandex) là cụm từ dùng để chỉ chất liệu vải có thành phần 100% từ sợi PE. Có pha thêm sợi Spandex ở mức từ 3 – 5% giúp vải tăng sự co giãn và mềm mịn. Vải được dệt bằng phương pháp dệt thoi (hoặc dệt kim) tương tự như các chất liệu vải thun trơn khác. Đây là kiểu dệt đơn giản, phổ biển tạo ra chỉ 1 mặt trái và 1 mặt phải.
Vải rất ít nhăn dù cho bị vò mạnh. Không thấm nước hoặc thấm nước rất kém, do đó khả năng hút ẩm không cao. Bề mặt mát lạnh, sáng mịn, có ánh nhẹ và đều màu (không có chỗ sáng chỗ tối)
Vải không tan trong nước, rất nhanh khô khi bị ướt. Khả năng bắt lửa kém, chỉ cháy khi cận kề ngọn lửa và tắt khi ngọn lửa đi xa. Khi cháy nghe mùi nhựa, tro vón thành cục không bóp tan được.
Ngay từ cái tên, vải thun lạnh cho ta cảm giác khi mặc vào sẽ rất mát mẻ và thoải mái. Tuy nhiên thực tế lại không như vậy.
Với thành phần chủ yếu từ sợi PE, cảm giác mát lạnh chỉ mang lại khi chúng ta mặc áo ở những nơi có thời tiết mát mẻ. Vì khi trời nóng, khả năng thấm hút mồ hôi kém của vải sẽ khiến mồ hôi bị giữ lại trên cơ thể, gây ra cảm giác hơi nóng bức và ngột ngạt.
Do đó áo được may từ chất liệu này thường khá mỏng, nhẹ nhằm giảm đi những nhược điểm vốn có trên vải. Chúng thường được ứng dụng để may đồng phục vải thun lạnh thể thao, những nơi có môi trường làm việc mát mẻ, hoặc các loại áo oversize, áo ba lỗ, váy chống nắng, áo khoác… vì khả năng chống thấm nước hoàn hảo.
Hiện nay có 2 loại chất liệu vải thun lạnh phổ biến trên thị trường, đó là:
Khi chạm tay vào vải ta có thể cảm nhận sự mềm mại, mướt tay. Bề mặt sáng và có ánh nhẹ. Khi vò mạnh, vải sẽ nhăn rất ít và nhanh chóng trở lại hình dạng ban đầu. Ngoài ra chúng ta còn có thể quan sát độ đều màu của vải khi mang vải ra ngoài ánh sáng mặt trời.
Vải cháy rất kém và sẽ tắt ngay khi đưa ra xa ngọn lửa. Tro sẽ bị vón thành cục không bóp tan được. Ngoài ra chúng còn có mùi khen khét của nhựa.
Khả năng thấm nước của vải rất tệ. Bạn chỉ cần đổ nước trực tiếp lên vải, quan sát thấy nước thấm rất chậm, khi thấm sẽ chỉ ướt 1 mặt thì đó chính là vải thun lạnh.
Để có thể sử dụng được lâu dài, tiết kiệm thời gian và công sức đặt đi đặt lại nhiều lần. Chúng ta cần phải hiểu rõ những phương pháp bảo quản phù hợp nhất.
Nguồn: https://natoli.vn/blogs/news/vai-thun-lanh-la-gi